Theo Kết quả điều tra 76 trường tiểu học năm 2019
Tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học nội thành là 40,6%, trong đó tỷ lệ béo phì là 17%
Tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực ngoại thành thành là 15,5%, béo phì là 5,4%
Nguyên nhân của gánh nặng kép về dinh dưỡng ở lứa tuổi học đường
-Chế độ nuôi dưỡng chưa hợp lý: Chế độ ăn không cân bằng, không đa dạng
-Trẻ thích ăn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn có nhiều chất béo
-Trẻ không thích ăn cá, tôm, cua, hải sản
-Trẻ không thích ăn rau
-Thiếu hoạt động thể lực
Yếu tố, nguy cơ gây thừa cân béo phì
-Mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao: Chế độ ăn và lối sống của trẻ trong giai đoạn hiện nay chịu nhiều ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nền kinh tế đang phát triển, ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn,thức ăn giàu năng lượng và lối sống tĩnh tại đã làm mất cân
bằng giữa năng lượng ăn vào vào năng lượng tiêu hao dẫn tới tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em có xu hướng tăng nhanh ở các thành phố lớn.
-Thói quen nuôi dưỡng,ăn uống: đặc trưng của trẻ béo phì là thích ăn thức ăn nhiều đường, thức ăn vặt (giàu béo), thức ăn nhanh chế biến sẵn (bánh hamburger, xúc xích) và ăn ít rau, quả chín
-Ngủ ít: Một số tác giả cho rằng do hoạt động tiêu mỡ của cơ thể là đạt tối đa về đêm và ngủ ít làm giảm tiêu mỡ nói chung. Càng béo phì, càng khó ngủ. Đây là một vòng luẩn quẩn, người mất ngủ sẽ bị tăng cân và càng béo thì họ càng khó ngủ hơn, càng khó ngủ họ càng dễ béo hơn.
-Yếu tố gia đình: Yếu tố gia đình có vai trò nhất định đối với béo phì, những trẻ béo thường hay có cha mẹ béo. Trong số trẻ béo phì, 69% có bố hoặc mẹ béo phì; 18% cả bố lẫn mẹ đều béo phì,
chỉ có 7% là có tiền sử gia đình không ai béo phì
Nguyên nhân gây thừa cân béo phì ở trẻ:
-Di truyền
-Ăn quá nhiều
-Ít vận động
Hậu quả của thừa cân béo phì
Rối loạn mỡ máu Đái tháo đường
Tăng huyết áp
Tiêu hóa
Hội chứng chuyển hóa
Xương và khớp xương
Hô hấp
Giấc ngủ
Da
Xử trí
a. Nguyên tắc chế độ ăn cho trẻ:
- Uống sữa không đường hoặc ít đường. Nên uống sữa ít béo, giàu canxi.
- Không cho trẻ ăn nhiều quá, lượng thực phẩm mỗi bữa phải phù hợp với tuổi.
- Phân bố hợp lý giữa các bữa ăn trong ngày: nên ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa chiều, bữa tối.
- Nên cho trẻ ăn đủ các bữa trong ngày, không bỏ bữa và không để trẻ quá đói.
- Cho trẻ ăn trước khi đói và ngừng ăn trước khi no.
- Thời gian ăn 20 – 30 phút một bữa.
- Hạn chế các món rán, xào, nên cho trẻ ăn các món luộc, hấp và kho.
- Tập cho trẻ ăn thức ăn với mức độ thô dần và khppng chế biến quá nhừ. Ăn nhiều rau xanh.
- Hạn chế uống các loại nước ngọt có ga và các loại nước có nhiều đường.
- Hạn chế ăn đồ ngọt, váng sữa, đồ ăn nhanh.
- Không dự trữ trong nhà các đồ ăn nhiều chất béo như bơ, bánh kẹo, sô cô la, nước ngọt, kem.
- Không cho trẻ ăn hoặc uống sữa trước giờ đi ngủ.
b. Chế độ vận động:
- Cha mẹ cần quan tâm, tạo mọi điều kiện để giúp trẻ năng động và tích cực hoạt động thể lực như đi bộ, leo cầu thang và chơi với em nhỏ…
- Tập thể lực cho trẻ hoạt động hằng ngày 30 – 60 phút: chạy, đá bóng, đạp xe và bơi. Cha mẹ nên tập cùng trẻ để theo dõi và khuyến khích trẻ hoạt động.
- Hạn chế thời gian ngồi xem tivi, video và trò chơi điện tử (dưới 2h/ngày). Cần được cho trẻ chơi đùa và chạy nhảy vào những thời gian rảnh rỗi.
- Hướng dẫn trẻ làm các công việc nhà như: dọn dẹp nhà cửa, góc đồ chơi của trẻ và gấp quần áo.
c. Chế độ thuốc: Hiện nay không có khuyến khích sử dụng thuốc điều trị béo phì cho trẻ em
Phòng chống thừa cân, béo phì cho trẻ:
- Chế độ ăn hợp lý.
- Chương trình sữa học đường.
- Chương trình bữa ăn học đường.
- Tập thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc.
- Tăng cường hoạt động thể lực.
- Theo dõi tăng trưởng của trẻ.
- Truyền thông và tư vấn dinh dưỡng giúp phát hiện sớm trẻ thừa cân, béo phì cho phụ huynh học sinh.